Bài đăng

LỜI MỞ ĐẦU


Tôi là người lính từ tương lai, tôi bắt đầu viết sách vào năm 2290.

Trong quyển sách này, nội dung nào được in nghiêng là hoàn toàn hư cấu, do tôi bịa ra để thêm phần hấp dẫn.

Tuy vậy những thứ hư cấu này đều được chứng minh là đúng vào thế kỷ 23, thời đại mà tôi đang sống.

Tôi muốn gửi gắm quyển sách này cho thế hệ bạn đọc thế kỷ 21, đặc biệt là năm 2018, trước 1 năm từ khi dịch bệnh Covid bùng phát tại Vũ Hán, Trung Quốc. Tôi muốn cung cấp cho bạn đọc những kiến thức khoa học quý giá và những bí mật lớn nhất trong thế giới tự nhiên này thông qua một cách tiếp cận khác lạ, một nửa hư cấu đi kèm một nửa sự thật sẽ được phân biệt bằng việc in nghiêng và in thường các đoạn văn đan xen với nhau. Trong quyển sách này, tôi thường xuyên đề cập đến khoa học, vũ trụ, tôn giáo, chính trị,... và những phát minh trong tương lai với kiến thức có phần hàn lâm khó hiểu, vì vậy tôi luôn cố gắng cắt nghĩa bằng cách In Hoa các khái niệm và giải nghĩa chúng bằng nhóm từ ngữ bình dân nhất để ai đọc qua cũng có thể hiểu được. Bên cạnh đó, tôi cũng thẳng thắn phân tích những sự kiện sai lầm trong lịch sử đã gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, văn hoá và sự phát triển của tri thức nhân loại cho đến tận ngày nay.

Bằng lời trần thuật của một người lính trong bối cảnh 300 năm sau sự kiện Covid, khi mọi hành tinh trong hệ mặt trời đều có thể sinh sống được, tôi mong rằng quyển sách này không chỉ để giải trí mà còn là cánh cửa mở ra con đường hoà bình cho những phát minh khoa học hữu ích trong tương lai.


TẬP 1:

NHIỆM VỤ XUYÊN KHÔNG


CHƯƠNG 9: HUỶ DIỆT

Các chương trong tập này sẽ được đếm ngược.


Chiến Tranh Thế Giới Thứ 3

Trước tiên, tôi muốn tiết lộ cho bạn đọc một bí mật quân sự đã được dạy trong môn Lịch Sử phổ thông của thế kỷ 23: Năm 2018, chính phủ Trung Quốc đã âm thầm thay đổi thành phần của muối i-ốt trên toàn đất nước của họ mà chính người dân của họ cũng không hề hay biết. Họ đã âm thầm mua lại mọi công ty sản xuất iot, rồi thay thế iot thành chất cetirizine để trộn vào muối ăn cho toàn dân (cetirizine là một chất kháng dị ứng nhằm điều trị bệnh nổi mề đay ở người; iot là chất phòng bệnh bướu cổ mà nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, thêm vào gia vị muối ăn cho toàn dân). Họ bắt đầu thay thế dần loại “gia vị muối cetirizine” này trên toàn lãnh thổ Trung Quốc, ngoại trừ thành phố Vũ Hán vẫn sử dụng muối iot thông thường.

Cuối năm 2019, ca bệnh Covid đầu tiên xuất hiện tại thành phố Vũ Hán, không chỉ huỷ diệt nhiều sinh mạng tại thành phố này mà còn lây sang mọi quốc gia khác trên thế giới, nhưng lại không lây sang các tỉnh lân cận của Vũ Hán. Các biểu đồ lây nhiễm của mọi quốc gia đều đã nhuộm màu đỏ rực, số người nhiễm bệnh và chết do bệnh Covid tăng theo cấp số nhân, sinh mạng chết nhiều đến mức quá tải hệ thống thiêu xác công cộng. Tuy nhiên, biểu đồ tại Trung Quốc vẫn 0 ca nhiễm trong 2 năm liên tục, chỉ riêng thành phố Vũ Hán của nước này là bị tàn phá bởi dịch bệnh.

Về mặt toán học, với một căn bệnh lây nhanh như Covid, nếu bạn nghe đến việc có một thành phố nào đó nhiễm 20,000 ca trong cộng đồng, thì điều đó có nghĩa là cả quốc gia của họ đều có ca nhiễm chứ không thể là 0 ca nhiễm. Xin lưu ý thêm, vào năm bùng phát dịch bệnh, Trung Quốc chưa phát minh ra vắc-xin, nhân viên y tế và quân đội của họ thiếu thốn mọi thiết bị phòng ngừa (bao gồm khẩu trang và các app quét mã y tế trên điện thoại vẫn chưa kịp sản xuất), trái lại giao thông và du lịch bấy giờ phát triển như vũ bão. Tôi không hiểu vì sao nhân loại thời đó lại dễ dàng chấp nhận biểu đồ Trung Quốc có 0 ca lây nhiễm mà không ai đặt vấn đề sai số toán học lớn như vậy?

Năm 2030, hơn 10 năm sau dịch bệnh, một công ty nông nghiệp tại Việt Nam khi phân tích dư lượng chất bảo vệ thực vật, đã so sánh các mẫu nước sông với các mẫu nước sông được lưu trữ từ năm 2018 và vô tình phát hiện ra sự chênh lệch dư lượng khổng lồ chất cetirizine trong kênh rạch tại hạ nguồn sông Cửu Long, vốn chung dòng chảy với thượng nguồn là sông Mekong Tây Tạng Trung Quốc, từ đó một cuộc điều tra quốc tế có quy mô lớn nhất thế kỷ đã phát hiện ra nhiều bí mật lớn, đặc biệt có bằng chứng các bao muối sản xuất năm 2018 tại Trung Quốc đều có thành phần cetirizine. Viện Sinh Học Hoa Kỳ cũng xác nhận chất kháng dị ứng như cetirizine có khả năng vô hiệu hóa khả năng bám dính tế bào phổi để nhân đôi sinh sản của chủng virus Covid này. Thời đó người ta không dùng thuốc mề đay như cetirizine, bởi vì ngay từ những ca bệnh Covid đầu tiên, tổ chức WHO đã gọi triệu chứng bệnh là “Cơn Bão Cytokine” thay vì “Mề Đay Phổi” để đánh lạc hướng Y học, nhằm thông đồng với các công ty sản xuất thiết bị y tế để tăng giá các sinh phẩm xét nghiệm, khiến bác sĩ thời đó dùng các phương pháp cao siêu hơn để chữa Covid thay vì chỉ đơn giản là uống thuốc cetirizine, vốn rất dễ sản xuất theo quy mô công nghiệp.

Người ta chưa tìm thấy bằng chứng Trung Quốc phát triển vũ khí sinh học tại Vũ Hán, nhưng với bằng chứng của sự phòng thủ bằng cetirizine từ lâu trước khi căn bệnh xuất hiện, đã chỉ đích danh quốc gia này gây ngộ độc cho nhân loại.

Khủng hoảng y tế năm 2030 tại Trung Quốc, cộng với tình hình quân sự thế giới bị phân chia sâu sắc từ cuộc chiến Dầu Lạnh xảy ra tại Ukraine trước đó không lâu, đã dẫn đến cuộc Chiến Tranh Thế Giới Thứ 3 xảy ra vào 2 năm sau đó, tức năm 2032.


Tội ác y học của Chú Lính Chì

Chú Lính Chì được xem là một món đồ chơi thân thiện ở thế kỷ 20, nhiều bài hát về chú lính chì đã phổ biến trên khắp thế giới, nhưng thời đó không ai biết được rằng, những ca khúc thân thiện ấy lại là một trong những mánh khóe đầu tiên mở ra kỷ nguyên của ngành truyền thông, nhằm đánh lạc hướng dư luận về tác hại của nguyên tố chì.

Cơ thể người khi tiêu hóa thức ăn sẽ lầm tưởng chì là sắt, tốt cho máu, nên đã hấp thụ khắp cơ thể, nhưng khi đến bước đào thải, thận con người không có khả năng đào thải chì, gây ra vô sinh và nhiều bệnh khác vô phương cứu chữa. Tuy nhiên, các nghiên cứu về tác hại của chì trong thế kỷ 20 đều bị vùi dập bởi ngành công nghiệp chì. Các công ty sản xuất xăng pha chì trong thế kỷ 20 phát triển mạnh tương đương Công ty Apple của thế kỷ 21, sẵn sàng chống lưng và bịt miệng bất cứ ai để bảo vệ miếng ăn của họ trong hàng thập kỷ như thế. Mãi cho đến khi nhà khoa học Clair Patterson (1922-1995) quyết tâm đến Nam Cực thu thập các mẫu băng ngàn năm, rồi so sánh với các mẫu nước biển bấy giờ đều phản ánh hàm lượng chì trong nước biển cao gấp hàng trăm lần so với các mẫu băng ấy.

Nghiên cứu của Patterson chứng minh hàm lượng chì trong môi trường luôn ở mức cao thực chất không phải do tự nhiên như các công bố khoa học trước đó, mà hoàn toàn là do con người. Bằng chứng khoa học không thể chối cãi của Patterson đã mang đến thắng lợi mỹ mãn cho y tế cộng đồng. Chính phủ Hoa Kỳ đã bắt đầu đưa ra biện pháp hạn chế tiêu thụ chì trong thực phẩm. Trong thế kỷ 21, hiệp định RoSH có hiệu lực từ năm 2006 được EU thông qua về tiêu thụ chì không chỉ trong thực phẩm mà còn nhiều lĩnh vực khác. Tháng 8/2021, Algeria cũng trở thành quốc gia cuối cùng xác nhận ngừng sản xuất xăng pha chì.

Không có thế kỷ 21

Trong thời đại của tôi, môn học Lịch Sử không nhắc nhiều đến thế kỷ 21, vì con người trong thế kỷ này chỉ phát triển mạnh trong 30 năm đầu. Sau khủng hoảng y tế tại Trung Quốc, Chiến Tranh Thế Giới Thứ 3 xảy ra năm 2032, cuộc chiến chỉ diễn ra trong vòng 1 tuần lễ ngắn ngủi nhưng với sức mạnh của vũ khí hạt nhân đã lập tức giết đi 3 tỷ sinh mạng, 4 tỷ sinh mạng khác tiếp tục chết đi trong 1 năm tiếp theo, hệ sinh thái địa cầu không sống được đến 70 năm sau, dân số thế giới chỉ còn khoảng 2 tỷ người vào cuối thế kỷ. May mắn thay có sự xuất hiện của Nữ Hoàng, người đã thống nhất mọi quốc gia thành Một, cùng với sự xuất hiện của công nghệ khôi phục sinh thái và công nghệ năng lượng vi hạt đầu thế kỷ 22, Trái Đất mới bắt đầu trở về kỷ nguyên thịnh vượng. Thang đo “thịnh vượng nhân loại” trở thành thang đo tiêu chuẩn được công nhận vào năm 2110. Trong năm này cũng xuất hiện “Nấm Học”, một khái niệm mới tương đương với “Điện Học” vào thời mà nhân loại chưa biết điện là gì. Nấm Học ngay lập tức đưa con người vào kỷ nguyên chinh phục vũ trụ, môn Nấm Học bắt đầu được dạy rộng rãi cho học sinh tiểu học trên toàn thế giới từ năm 2122, tròn 90 năm sau sự kiện Chiến Tranh Thế Giới Thứ 3.

CHƯƠNG 8: HOÀ BÌNH


Đà Lạt, năm 2290, ngay bây giờ.

Đêm đã khuya nhưng tôi vẫn muốn viết tiếp vài dòng nhật ký, đây là lần đầu tiên tôi viết sách, và cũng có thể là lần cuối cùng tôi được viết. Tôi là một trong những Nấm Binh chính thức trong sự kiện quay ngược thời gian lần đầu tiên diễn ra trên thế giới. Chỉ 2 ngày nữa thôi cả thế giới sẽ theo dõi nhóm Nấm Binh trình diễn tiết mục Chinh Phục Thời Không, chúng tôi đã tập luyện và chạy giả lập hơn 200 lần trong vòng 5 năm qua cho sự kiện vĩ đại này.

Trong thời gian này, tôi và mọi đồng chí trong đoàn Nấm Binh đều bị giám sát liên tục, tôi phải giữ kín bí mật của nhóm bằng cách viết ra sách bằng bút chì, thay vì nhập dữ liệu giọng nói từ thiết bị Vòng Cổ. Lúc này chiếc vòng cổ của tôi phun ra một tin nhắn từ đội trưởng rằng chúng tôi có lịch tổ chức chia tay người thân, như một nghi lễ nhỏ trước khi quay ngược thời gian. Sở dĩ có lễ chia tay này là để dự phòng đám tang khi chúng tôi chẳng may về trễ, vì công nghệ quay ngược thời gian của chúng tôi phụ thuộc vào chu kì của sao chổi Halley, nếu về trễ chúng tôi sẽ mất thêm 75 năm nữa và tôi không chắc người thân mình còn sống sau ngần ấy năm…


Sao chổi Halley

Sao chổi Halley là một thực thể vũ trụ cổ xưa vô tình bay xẹt ngang Hệ Mặt Trời, và bị lực hút của Mặt Trời giữ lại, giống như cách mà Mặt Trời giữ lấy Trái Đất quay quanh bằng lực hấp dẫn. Từ đó thực thể này cứ xẹt qua xẹt lại Hệ Mặt Trời theo chu kỳ khoảng 75 năm một lần.

Khi bay đến gần Mặt Trời, một phần của thực thể bị Mặt Trời đốt cháy tỏa ra vệt sáng dài hàng vạn kilomet phía sau đuôi, từ góc nhìn ở Trái Đất, con người đặt tên là “sao chổi”. Sao chổi này được đặt tên theo nhà khoa học Edmund Halley (1656-1742), ông là người đã dự đoán chính xác sao chổi sẽ quay lại vào năm 1758 nhưng rất tiếc vào thời điểm đó nhà chiêm tinh này đã qua đời.

Trong thế kỷ 21, sao chổi Halley sẽ quay lại chiếu sáng bầu trời vào ngày 28 tháng 7 năm 2061, được xác nhận bởi NASA.

Vòng Cổ

Vòng cổ là một thiết bị thông minh, tương tự như điện thoại thông minh của thế kỷ 21, thay vì được thiết kế như tấm kim loại dẹt có logo trái táo vốn bị ai ăn mất một miếng, trong tương lai chúng tôi làm thành chiếc vòng cổ để đeo vào người.

Khi sử dụng, vòng cổ phun ra trước mặt người dùng một màn hình bằng sương mù điện tử, từ đó chúng tôi thao tác bằng cách dùng tay chạm vào giao diện sương mù ấy để truy cập mạng, giải trí và liên lạc. Ngoài ra, vòng cổ còn kiêm thêm các chức năng như y tế, tự vệ, cơ khí, ô che mưa,... và nhiều chức năng khác của từng chủng quân đội tùy theo các mô-đun được gắn thêm vào. Tuy nhiên nếu chỉ so sánh riêng chức năng giải trí, tôi tin rằng việc mở khóa và nghe nhạc trên thiết bị này xịn hơn miếng kim loại táo dẹt rất nhiều.


Bút Chì

Bút chì là một thứ thô sơ hình trụ bằng gỗ có ruột làm bằng than, khi tỳ vào giấy trắng sẽ cho ra chữ viết màu đen, khi muốn chỉnh sửa chữ viết sẽ dùng đầu còn lại được gọi là cục gôm. Bút chì là thứ rất bảo mật vì không bị theo dõi bởi Trạm An Ninh Hoàng Gia, chữ viết bằng bút chì không bị theo dõi bởi bất cứ thiết bị công nghệ nào trong mọi thời đại.

Nấm Học

“Ò ó o…” - Tiếng của con gà Ác Mộng bất chợt đánh thức giấc ngủ vốn chưa đủ giấc cho một đêm viết sách của tôi, nó gáy to đến nổi cả làng đều nghe thấy chứ không riêng gì tôi, đó là lý do dân làng trong thung lũng này đặt tên cho nó như vậy!

Mỗi ngày cứ đúng 5h sáng, Ác Mộng bay khắp làng chỉ để… gáy. Loài gà bồ câu này là giống hoang dại, từ thời Nữ Hoàng đời thứ nhất khai sinh ra Thiên Quốc, các viện nông nghiệp Brazil đã bắt đầu nhận lệnh lai cấy giống gà rừng với chim bồ câu, để trao đổi mã gen Nấm Giác từ chủng bồ câu. Bồ câu mỗi khi đậu trên cành cây sẽ có khả năng kết nối với bộ rễ của cây để sử dụng tri thức từ Hệ Nấm nằm sâu bên trong Đất Mẹ. Cách mà bồ câu sử dụng Hệ Nấm cũng giống như cách con người thường sử dụng mạng Internet, chỉ khác nhau ở chỗ, bồ câu dùng Hệ Cộng Sinh, còn con người dùng Hệ Nhị Phân.

Trong những thế kỷ trước, người ta thường nhầm lẫn bồ câu có năng lực định hướng nhờ cảm nhận từ trường trên Trái Đất, một nhầm lẫn hài hước vì họ chưa biết đến Nấm Học nên chỉ có thể giải thích mọi thứ dựa trên Điện Học. Điều mà tôi thấy kỳ lạ hơn là họ đã ăn thịt chúng, nhưng lại đồng thời xem chúng là người bạn đưa thư, người bạn báo thức, người bạn chiến đấu cảm tử trong những “Đấu Trường Gà Chọi”?!

Trong thế kỷ 23, việc ăn thịt các loài vật có từ 5 giác quan trở lên là vi phạm luật Hoàng Gia. Khả năng kết nối đến Hệ Nấm như chim bồ câu được tính là một giác quan gọi là Nấm Giác, số giác quan được pháp luật xem xét còn lại bao gồm Thị Giác, Khứu Giác, Vị Giác, Thính Giác, Xúc Giác.

Trong cơ thể người, nấm giác nằm ở vị trí bên trong tai, sau màng nhĩ, y học thế kỷ 21 gọi là “tai trong” vì họ không biết cách sử dụng nấm giác và chỉ xem giác quan này như một “cảm biến để cảm nhận phương hướng khi cơ thể bị treo nghiêng”. Từ thời Thiên Quốc, khi Nấm Học được khai sáng bởi Nữ Hoàng và được giảng dạy rộng rãi, nấm giác đã trở thành một giác quan thiết yếu để con người trau dồi ngôn ngữ, tâm lý, nhận thức, cảm xúc,... giữa con người với con người, giữa con người với sinh vật, giữa muôn loài với Đất Mẹ.


Luật Sinh Quyền

Tiêu thụ động vật có từ 5 giác quan trở lên là sự kiện gây tranh cãi trong những năm đầu tiên lúc Thiên Quốc mới hình thành, 50% dân số ủng hộ và 50% dân số không ủng hộ. Trước khi băng hà vào mùa Đông năm 2130, Nữ Hoàng Đệ Nhất đã để lại di chúc trong đó có Luật Sinh Quyền.

Luật Sinh Quyền bảo vệ mọi sự sống cấp cao, miễn là sự sống đó được phân loại vào chủng loài có đủ 5 giác quan trở lên (với sự có mặt của Nấm Giác, con người được xem là loài có 6 giác quan). Theo luật thừa kế Hoàng Tộc, các thế hệ Nữ Hoàng đời sau luôn có quyền lập pháp để thay đổi luật pháp cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước, nhưng bộ luật mới tuyệt đối không được trái ngược với luật cuối cùng của cố nhân tiền nhiệm. Vì thế, Luật Sinh Quyền của Nữ Hoàng Đệ Nhất đã tồn tại bền vững hàng trăm năm qua không chỉ bảo vệ động vật trên Trái Đất, mà còn bảo vệ cho mọi sinh vật cấp cao trên mọi hành tinh có sự cai trị của Thiên Quốc.

Trong lúc cán cân biểu quyết 50%-50%, Nữ Hoàng đã dùng 1% đặc quyền của mình để nghiêng về Sinh Giới nhưng chính 1% nhỏ bé ấy đã kiến tạo nên một thế giới tương lai đầy lòng từ bi, nhân ái. Chúng tôi không biết mình sẽ phải xử sự ra sao khi sắp phải quay ngược thời gian về thế kỷ 21, nơi mà áng mây đa hình luôn hiện hữu khiến con người không nhìn thấu được bầu trời tình yêu, hay lòng từ bi vẫn còn là khái niệm nằm trên cán cân chưa được xem xét nghiêm túc, bị bủa vây bởi nạn đói, các loài vật bị xem như món ăn, như trò chơi, như miếng da làm nên quần áo của thời đại trước…


Áng mây đa hình

Áng mây đa hình là thuật ngữ diễn tả việc ngắm mây trên trời của con người luôn nhìn ra hình dạng khác nhau trước góc nhìn của 2 người khác nhau. Lúc nhỏ chúng ta thường ngước mặt lên trời ngắm nhìn những áng mây bồng bềnh trên cao trông giống như một chú thỏ đang bay trong không trung, nhưng người cha bên cạnh lại thấy chúng trông giống một ngôi sao hơn. Đó là vì não con người có chức năng liên kết vật không xác định với vật gần gũi với họ hơn. Năng lực này có từ thời nguyên thuỷ giúp tổ tiên chúng ta dễ dàng hình dung thú dữ đang ẩn mình trong trong bụi rậm tăm tối để tăng mức cảnh giác.

Trong thế kỷ 20, những viên kem có hình dáng như những áng mây đầy màu sắc được nghệ nhân Thổ Nhĩ Kỳ đưa vào món kem lạnh Dondurma đã trở thành một trào lưu ẩm thực nổi tiếng. Nhưng rồi có một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, số lượng người ăn kem hằng năm đều tỉ lệ thuận với số người chết do đuối nước. Khi biểu đồ tiêu thụ kem tăng lên thì biểu đồ chết đuối cũng sẽ tăng theo, nghiên cứu này đã được chứng minh là đúng trong hàng chục năm liên tục mà không có ngoại lệ. Người ta không hiểu vì sao 2 khái niệm không liên quan nhau lại tác động nhau sâu sắc đến như vậy, khiến một số bậc cha mẹ đã hạn chế cho con cái ăn kem vì sợ chúng chết đuối?! Mãi đến khi có một nghiên cứu thứ ba chứng minh sự việc trên chỉ là trùng hợp, đó là nghiên cứu về biểu đồ nhiệt độ hằng năm. Hoá ra, thời tiết càng nóng bức thì con người càng có xu hướng đi tắm biển, và đồng thời cũng càng có xu hướng ăn kem. Số người tắm biển càng nhiều thì khả năng chết đuối cũng càng tăng. Biểu đồ thứ ba này đã chứng minh mối quan hệ giữa 2 khái niệm xa lạ như ăn kem và chết đuối trở nên trùng hợp lâu dài là có cơ sở.

Vậy, có bao nhiêu sự kiện trùng hợp tương tự như cuộc khảo sát kem lạnh Dondurma trên thế giới? Hay có bao nhiêu áng mây đa hình đã che mắt chúng ta trong suốt chặng đường của lịch sử khoa học? Liệu người tiếp xúc thường xuyên trước màn hình máy tính dễ bị nổi mụn là do ánh sáng màn hình hay do công việc của họ bị áp lực? Liệu các nghiên cứu về số người chết do ung thư da có thật sự liên quan đến việc họ đi nắng nhiều hay chỉ là do họ nghèo? Chúng ta đều biết người nghèo cần làm việc ngoài nắng nhiều hơn người giàu, người nghèo cũng đồng thời tiếp cận y tế chậm trễ hơn người giàu. Liệu các nghiên cứu này có cần được chứng minh lại? Chẳng hạn “người chết do ung thư da nhiều là do cuộc khảo sát thiếu đi người giàu chứ không hẳn là do họ đi nắng”...?!

Khoa học cũng giống như tình yêu, ta tìm mọi bằng chứng để chứng minh tình yêu của mình là chân thật, nhưng ta cũng không quên giữ cho riêng mình một ít hoài nghi. Biết đâu họ không yêu ta? Hay sở dĩ, họ chấp nhận quay quanh ta vì cả hai đều trùng hợp đi chung một hướng, chứ không phải vì ta là lý do duy nhất của họ. Giống như Sao Diêm Vương và Mặt Trời, đến nay khoa học vẫn chưa nhận định rõ ràng rằng liệu 2 thực thể này đang hấp dẫn lẫn nhau hay chỉ vô tình đi chung một hướng trên đại lộ rộng lớn trong vũ trụ bao la này…

Trang 1 | Trang 2 | Trang 3 | Trang 4 | Trang 5

CHƯƠNG I: NHIỆM VỤ XUYÊN KHÔNG - Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU Tôi là người lính từ tương lai, tôi bắt đầu viết sách vào năm 2290. Trong quyển sách này, nội dung nào được in nghiêng là hoàn toàn hư cấu, do tôi bịa ra để thêm phần hấp dẫn. Tuy vậy những thứ hư cấu này đều được chứng minh là đúng vào thế kỷ 23, thời đại mà tôi đang sống. Tôi muốn gửi gắm quyển sách này cho thế hệ bạn đọc thế kỷ 21, đặc biệt là năm 2018, trước 1 năm từ khi dịch bệnh Covid bùng phát tại Vũ Hán, Trung Quốc. Tôi muốn cung cấp cho bạn đọc những kiến thức khoa học quý giá và những bí mật lớn nhất trong thế giới tự nhiên này thông qua một cách tiếp cận khác lạ, một nửa hư cấu đi kèm một nửa sự thật sẽ được phân biệt bằng việc in nghiêng và in thường các đoạn văn đan xen với nhau. Trong quyển sách này, tôi thường xuyên đề cập đến khoa học, vũ trụ, tôn giáo, chính trị,... và những phát minh trong tương lai với kiến thức có phần hàn lâm khó hiểu, vì vậy tôi luôn cố gắng cắt nghĩa bằng cách In Hoa các khái niệm và giải nghĩa chúng bằng nhóm từ ngữ bình dân